Chăn nuôi - Thú y
quản trị
2023-03-28T22:42:42-04:00
2023-03-28T22:42:42-04:00
//joshoes.com/vi/news/nganh-nghe-dao-tao/chan-nuoi-thu-y-136.html
/themes/egov/images/no_image.gif
game nổ hũ tặng tiền khi đăng ký
//joshoes.com/uploads/logo.png
Nghề "Chăn nuôi - Thú y" là nghề hoạt động trong lĩnh vực nuôi dưỡng, chăm sóc, chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi; ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cung cấp sản phẩm có giá trị và an toàn cho xã hội, phục vụ tốt chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững.
1. Giới thiệu chung
Nghề "Chăn nuôi - Thú y" là nghề hoạt động trong lĩnh vực nuôi dưỡng, chăm sóc, chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi; ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cung cấp sản phẩm có giá trị và an toàn cho xã hội, phục vụ tốt chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững.
Các nhiệm vụ chính của nghề gồm tham gia sản xuất thuốc thú y, chế biến thức ăn chăn nuôi; sản xuất con giống; nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi; truyền tinh nhân tạo; ấp trứng nhân tạo; chẩn đoán bệnh cho vật nuôi; phòng, điều trị bệnh cho vật nuôi; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; kinh doanh thuốc thú y, thức ăn và sản phẩm vật nuôi.
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc ở các cơ sở chăn nuôi, công ty sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; các trại, công ty sản xuất con giống gia súc, gia cầm; các cơ sở, hợp tác xã, công ty, trang trại, hộ gia đình chăn nuôi; các trạm, trại, các trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các cơ quan chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y; cửa hàng dịch vụ thú y, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn,...
2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng được các yêu cầu tại vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thực hiện sản xuất thuốc thú y;
- Chế biến thức ăn chăn nuôi;
- Sản xuất con giống;
- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi;
- Truyền tinh nhân tạo;
- Ấp trứng nhân tạo;
- Chẩn đoán bệnh cho vật nuôi;
- Phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi;
- Kiểm dịch và kiểm soát giết mổ;
- Kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi.